Kế hoạch chiến lược
Kế hoạch phat trien giaoduc mâm non giai đoan 2016-2020 và tầm nhìn đến nam 2025
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP HUẾ TRƯỜNG MẦM NON PHÚ BÌNH
Số: 97 /KH-MNPB |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc
Huế, ngày 20 tháng 8 năm 2016 |
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON
GIAI ĐOẠN 2016-2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
PHẦN I
CƠ SỞ PHÁP LÝ
Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;
Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020;
Căn cứ văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BGDĐT ngày 13/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về văn bản hợp nhất ban hành Điều lệ trường mầm non;
Căn cứ Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non;
Căn cứ Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia;
Trường mầm non Phú Bình xây dựng chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến 2025 như sau:
PHẦN I
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG
1. Đặc điểm tình hình địa phương:
Trường Mầm non Phú Bình trước đây là trường mẫu giáo Phú Bình được thành lập từ năm 1991 theo quyết định số 16/QĐ- UBNDTP Huế ngày 17/9/1991 quyết định của của UBND TP Huế . Năm 2003 được Ủy Ban nhân dân Thành phố Huế ra quyết định số 3590/QĐ-UB ngày 29 tháng 8 năm 2003; chuyển đổi loại hình trường mẫu giáo sang trường mầm non.
Mới đầu được thành lập cơ sở vật chất (CSVC) của trường còn nghèo nàn, lạc hậu, phòng học chật hẹp không đảm bảo cho trẻ hoạt động, thiết bị dạy học đơn sơ, tỷ lệ giáo viên (GV) đạt chuẩn thấp, vì vậy nhà trường gặp rất nhiều khó khăn trong công tác dạy và học.
Trường mầm non Phú Bình có 01 cơ sở hiện ở tại 372 đường Tăng Bạt Hổ, có diện tích 1.108m2 với 06 nhóm, lớp: 01 nhóm nhà trẻ và 05 lớp mẫu giáo, 01 bếp ăn theo đúng quy trình bếp 1 chiều, 01 phòng Hiệu trưởng, 01 phòng hành chính. 100% cháu được ăn bán trú.
2. Tình hình phát triển sự nghiệp Giáo dục:
- Chính quyền địa phương rất chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, hội đồng giáo dục, hội khuyến học của phường thành lập và hoạt động có hiệu quả. Hằng năm, đều tổ chức hội họp bàn bạc để giải quyết những khó khăn cho những cơ sở giáo dục khi cần thiết, có những đề án bổ sung tăng cường CSVC, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của các trường trong địa bàn phường, hỗ trợ và giúp cho học sinh nghèo vượt khó vay vốn để học tập. Chính quyền địa phương luôn quan tâm đến đội ngũ giáo viên.
3. Tình hình của trường MN Phú Bình:
a. Thuận lợi:
- Trong những năm qua, trường MN Phú Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực về chất lượng và số lượng. Số lượng trẻ vào học tại trường ngày càng tăng, vượt chỉ tiêu hằng năm. Chất lượng giáo dục ngày càng được đẩy mạnh, tích cực triển khai kế hoạch thực hiện đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và thực hiện Bộ chuẩn 5 tuổi.
- Tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm tra chuyên đề, vệ sinh trường học, bán trú, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ, phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, góp phần xây dựng cơ sở giáo dục vững mạnh.
- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường học không ngừng được tăng cường đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chất lượng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đạt tỉ lệ cao, tư tưởng chính trị ổn định.
- Cơ sở vật chất phục vụ dạy học tiếp tục được đầu tư, nâng cấp đáp ứng được nhu cầu chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
- Công tác quản lý chỉ đạo, đã có những chuyển biến tích cực, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.
b. Khó khăn:
Bên cạnh những kết quả đạt được, trường vẫn còn một số khó khăn tồn tại sau:
- Do nhận thức của một số phụ huynh về GDMN còn hạn chế nên một bộ phận người dân còn gởi con đến các lớp mẫu giáo độc lập chưa có giấy phép hoạt động, không đảm bảo các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục. Do đó, đã làm giảm tỉ lệ huy động trẻ đến trường, ảnh hưởng đến tỉ lệ trẻ 5 tuổi.
- Cơ sở vật chất được đầu tư tăng cường hàng năm nhưng do trường xây dựng đã lâu nên một số hạng mục đang dần bị xuống cấp, thấm dột.
- Việc kiểm tra cấp phép hoặc đóng cửa các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập hoạt động không đúng quy định chưa thực hiện được.
- Với tinh thần đoàn kết, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhiều năm liền đơn vị luôn đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến, Chi bộ trong sạch vững mạnh và Công đoàn cơ sở vững mạnh. Đây là tiền đề cho sự nghiệp giáo dục địa phương nói chung và ngành học mầm non ngày càng đi lên và phát triển vững chắc.
PHẦN II
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG
GIAI ĐOẠN 2016- 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
Căn cứ vào kế hoạch thực hiện chương trình hành động của Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế về việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XV của Tỉnh và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Huế lần thứ XI về giáo dục và đào tạo giai đoạn 2015 - 2020;
Căn cứ vào yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, tình hình thực tế của địa phương và của đơn vị, trường mầm non Phú Bình đề ra chiến lược phát triển giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 như sau:
I. Mục tiêu tổng quát:
- Phát huy những thành tích đã đạt được, nhà trường tiếp tục phát triển theo tinh thần “Đổi mới căn bản và giáo dục toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa dân chủ hoá” nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện; trang bị kiến thức cơ bản và hình thành cho các cháu những kĩ năng sống cần thiết đáp ứng yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn mới năng động, sáng tạo, khả năng làm việc độc lập, biết hợp tác, chia sẻ và có tinh thần trách nhiệm; làm tốt công tác phổ cập trẻ từ 0-5 tuổi, góp phần thực hiện phổ cập cho các bậc học tiếp theo; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; xây dựng trường lớp luôn thân thiện, an toàn, xanh, sạch, đẹp; giữ vững danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến, Chi bộ trong sạch vững mạnh, Công đoàn cơ sở vững mạnh. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả GD&ĐT; đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân; phát huy khả năng, sáng tạo trong dạy học; xây dựng xã hội học tập; đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng; hội nhập quốc tế, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng và giữ vững phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; miễn học phí trước 2020; Tiếp tục xây dựng chuẩn quốc gia mức độ 1.
II. Những chỉ tiêu cụ thể:
1. Công tác phát triển số lượng:
- Hằng năm huy động trẻ ra lớp vượt chỉ tiêu và duy trì sĩ số từ 95 % trở lên. Trẻ 5 tuổi: 98-100 %;
- Tỉ lệ huy động trẻ: trẻ dưới 3 tuổi đạt 40 % trở lên, trẻ từ 3 tuổi đến 5 tuổi đạt 85-95 % và tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi trong các trường mầm non suy dinh dưỡng dưới 3 %. Tiếp tục duy trì phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi.
2. Chất lượng chăm sóc giáo dục:
- Xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khoẻ, nâng cao tỷ lệ trẻ có cân nặng và chiều cao bình thường từ 95-97 %; giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi từ 2-3 %.
- Tuyệt đối đảm bảo an toàn cho trẻ về tinh thần lẫn thể chất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không có trường hợp ngộ độc xảy ra, nâng cao hàm lượng Kcalo từ 800-900 kcalo/cháu/ngày. Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh trong trường học.
- Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình tuyên truyền giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng; giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường trong và ngoài lớp, ở gia đình và nơi công cộng luôn sạch đẹp; đề phòng các dịch bệnh như sốt xuất huyết, tay- chân- miệng.
- Phổ biến kịp thời các văn bản chỉ đạo nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng cho đội ngũ CBGVNV về công tác phòng ngừa, ứng phó, giảm nhẹ thiên tai trong nhà trường.
- 100 % lớp học được trang bị bộ đồ chơi tối thiểu theo quy định cuả Bộ GD-ĐT để thực hiện chương trình GDMN mới. Đối với lớp 5-6 tuổi tiếp tục thực hiện có hiệu quả bộ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.
3. Chất lượng đội ngũ:
- Có 100 % giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn.
- Có 100 % giáo viên và CBQL đạt chuẩn nghề nghiệp, trong đó 80 % đạt mức khá trở lên.
- 80 % Cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến, 20 % giỏi cấp thành phố.
- 80 % cán bộ giáo viên sử dụng CNTT thành thạo trong quản lý và dạy học và thanh tra xếp loại khá tốt 100 %.
- Tiếp tục đào tạo đội ngũ kế cận: phấn đấu giai đoạn 2016-2020: có 01 giáo viên; giai đoạn 2020-2025: có 01 giáo viên.
- Chú trọng công tác phát triển Đảng: phấn đấu giai đoạn 2016-2020: kết nạp 2-3 đảng viên.
4. Cơ sở vật chất, môi trường:
- Chỉnh trang lại sân vườn, thay mới các hệ thống ống nước, tăng cường các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại, bổ sung đầy đủ bộ thiết bị dạy học tối thiểu cho trẻ 5 tuổi.
- Cải tạo cơ sở vật chất, chống thấm dột các phòng học.
- Phấn đấu xây dựng trường chuẩn quốc gia mức I và trường đạt mức độ 1 về kiểm định chất lượng giáo dục.
- Thực hiện có hiệu quả cổng thông tin điện tử của Sở và Phòng Giáo dục & Đào tạo.
5. Công tác xã hội hóa giáo dục.
- Nhà trường chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đoàn thể địa phương đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương và kế hoạch phát triển giáo dục địa phương góp phần xóa đói, giảm nghèo nâng cao mặt bằng dân trí hạn chế học sinh bỏ học giữa chừng, giữ vững Phường đạt chuẩn về phổ cập giáo dục các bậc học.
- Ban giám hiệu nhà trường tham mưu cho Ban đại diện cha mẹ học sinh hoạt động đúng Điều lệ, có hiệu quả; thường xuyên giữ vững mối quan hệ thông tin giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo nên môi trường giáo dục, lành mạnh, phòng ngừa, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường.
- Huy động hợp lý, có hiệu quả sự tham gia của gia đình và cộng đồng vào các hoạt động giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và điều kiện nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện.
6.Chỉ tiêu thi đua:
- Trường đạt danh hiệu: Tập thể lao động tiên tiến, cơ quan đạt chuẩn văn hóa;
- Chi bộ đạt tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh;
- Công đoàn đạt Công đoàn cơ sở vững mạnh;
- Chi đoàn vững mạnh.
- Cá nhân: Hàng năm có từ 80 % lao động tiên tiến trở lên, trong đó 20 % CBGV đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua. Không có cán bộ, giáo viên vi phạm kỷ luật.
III. Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:
1. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng:
- Bên cạnh việc phổ biến, triển khai nhiệm vụ năm học, Nhà trường cần tích cực tuyên truyền phổ biến Luật giáo dục và các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, đặc biệt là việc tổ chức học tập Nghị quyết Đại hội Đảng XI và Nghị quyết đại hội các cấp; giáo dục cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nêu cao tinh thần trách nhiệm với tinh thần “tất cả vì học sinh thân yêu”. Tiếp tục tuyên truyền, giáo dục và triển khai thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và các cuộc vận động lớn của ngành.
2. Công tác tổ chức:
- Thành lập và kiện toàn các hội đồng trong nhà trường, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng theo Điều lệ mầm non vào đầu mỗi năm học.
- Bố trí cán bộ, giáo viên phù hợp với năng lực, sở trường.
- Tham mưu với Phòng giáo dục để được biên chế đầy đủ các giáo viên, nhân viên theo Điều lệ mầm non.
- Thực hiện nghiêm các chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên và tuyển dụng giáo viên vào biên chế theo lộ trình từ nay đến năm 2025.
3. Công tác chuyên môn:
- Quán triệt sâu sắc các nhiệm vụ năm học theo tinh thần Chỉ thị nhiệm vụ năm học và các chương trình hoạt động của Sở, Phòng, các cơ quan liên quan. Thực hiện nghiêm túc chương trình kế hoạch giáo dục, tiếp tục thực hiện đổi mới nội dung phương pháp giảng dạy. Tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho trẻ thông qua việc lồng ghép vào trong các hoạt động giáo dục hàng ngày.
- Xây dựng kế hoạch năm học và kế hoạch giáo dục phù hợp với tình hình địa phương và đơn vị. Triển khai và hướng dẫn các tổ, nhóm xây dựng kế hoạch hoạt động, tập trung vào việc nâng cao hiệu quả giờ dạy, tích cực sử dụng thiết bị giảng dạy, dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh và đánh giá trẻ 5 tuổi theo bộ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Phát huy tối đa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý, soạn giáo án và giảng dạy.
- Phối hợp với các tổ chức trong nhà trường để phát động các phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
- Cải tiến nội dung sinh hoạt tổ, dự giờ, đánh giá, tổ chức các chuyên đề thực hiện việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục.
4. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý:
- Tăng cường nền nếp, kỷ cương, ngăn chặn, khắc phục các biểu hiện tiêu cực trong giáo dục.
- Thực hiện quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm của giáo viên.
- Thực hiện có hiệu quả cổng thông tin điện tử của Sở và của Phòng Giáo dục, quản lí bằng công nghệ thông tin thông qua các phần mềm đã được trang bị và được tập huấn. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ: thành lập Ban kiểm tra nội bộ, xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức kiểm tra thường xuyên bằng nhiều hình thức. Chú ý rút kinh nghiệm sau kiểm tra. Tất cả mọi giáo viên phải được kiểm tra ít nhất 01 lần trong năm học.
5. Xây dựng cơ sở vật chất, môi trường
- Tham mưu lãnh đạo các cấp sớm xây trường mới .
- Quy hoạch và tiếp tục xây dựng, cải tạo môi trường an toàn- xanh- sạch- đẹp. Duy trì và nâng cao chất lượng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Bổ sung trang thiết bị cho lớp 5 tuổi, và đồ dung dồ chơi các lớp.
6. Công tác tài chính:
- Thực hiện nghiêm túc chế độ thu chi tài chính theo luật ngân sách và quy chế dân chủ, công khai theo qui định.
7. Tổ chức hoạt động các đoàn thể trong nhà trường:
- Duy trì tốt hoạt động của Đoàn thanh niên. Tổ chức tốt các phong trào thi đua thường xuyên, các hoạt động văn hoá, thể thao, văn nghệ...
- Công đoàn làm tốt công tác giới thiệu đoàn viên ưu tú cho chi bộ và phối hợp với chuyên môn, chi đoàn thanh niên để động viên cán bộ, giáo viên thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ, thực hiện đầy đủ, kịp thời mọi chế độ chính sách, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên.
8. Công tác xã hội hoá giáo dục:
- Làm tốt công tác tuyên truyền, tham mưu với Đảng, Chính quyền địa phương đổi
mới nhận thức về giáo dục, tích cực đầu tư cho giáo dục, làm tốt công tác khuyến học.
- Tham mưu với Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân phường, thoả thuận thống nhất với Cha mẹ học sinh hằng năm về các khoản thu trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
- Phối hợp chặt chẽ với Hội cha mẹ học sinh trong chăm sóc giáo dục trẻ và huy động các nguồn lực xây dựng nhà trường.
PHẦN IV
LỘ TRÌNH THỰC HIỆN
- Giai đoạn 1: Từ năm 2016– 2017:
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2017-2018 và năm học 2018 - 2019:
+ Tham mưu xây dựng trường.
+ Tham mưu và thực hiện đúng tiến độ kế hoạch
Giai đoạn 3: Từ năm 2019-2020 :
+ Tham mưu và thực hiện đúng tiến độ kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 vào năm 2020 theo lộ trình.
+ Tham mưu với các cấp lãnh đạo tăng cường trang thiết bị, đồ dùng dạy học đáp ứng với nhu cầu.
+ Duy trì trường chất lượng giáo dục cấp độ1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Xây dựng và phổ biến kế hoạch chiến lược: Căn cứ vào kế hoạch của Phòng giáo dục và tình hình thực tế của đơn vị, Hiệu trưởng xây dựng Kế hoạch chiến lược và phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường.
2.Theo nhiệm vụ được phân công, Phó Hiệu trưởng và tổ trưởng các khối, tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đề xuất giải pháp thực hiện và kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.
3. Mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học, đề xuất các giải pháp thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học.
Trên đây là kế hoạch chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2016-2020 tầm nhìn 2025 của trường Mầm non Phú Bình. Đề nghị tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đều có trách nhiệm tuyên truyền và triển khai thực hiện Kế hoạch chiến lược này./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Phòng GD&ĐT TP Huế ( để B/c) Đã ký
-CBGVNV ( Thực hiện);
-Lưu HS . Trần Thị Hương
DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO