Lịch công tác tuần

Thông báo

Kế hoạch tuyển sinh năm học 2024-2025

KẾ HOẠCH TUYỂN SINH NĂM HỌC 2022-2023

THÔNG BÁO V/V THỰC HIỆN MỘT SỐ BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT PHÒNG, CHỐNG DỊCH CO VID 19

THÔNG BÁO V/V CHO HỌC SINH ĐI HỌC TRỞ LẠI

THÔNG BÁO THỜI GIAN TỰU TRƯỜNG NĂM HỌC 2021-2022

CHÚC MỪNG SINH NHẬT QUÝ THẦY CÔ

Ngày 2/2

Cô Trần Thị Sơn Hà

Ngày 4/2

Hiệu trưởng Trần Thị Sơn Hà

Thông báo

Kế hoạch chiến lược

Cập nhật lúc : 17:13 17/03/2021  

Kế hoạch phat trien giaoduc mâm non giai đoan 2021-2025 và tầm nhìn đến nam 2030

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HUẾ

TRƯỜNG MẦM NON PHÚ BÌNH

 
   

 


Số:  08 /KH-MNPB

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 
   

 


Huế, ngày 30 tháng  01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

GIAI ĐOẠN 2021-2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

 
   

 

          I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Căn cứ Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019;

Căn cứ Quyết định số 1737/QĐ-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2020 của Uỷ ban nhân dân thành phố Huế phê duyệt Kế hoạch phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2020- 2025;

Căn cứ công văn số 2198/SGDĐT-KĐCLGD ngày 22 tháng 9 năm 2020 của Sở GD&ĐT về kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường Phú Bình lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020-2025 ngày 22/5/2020 của Ban chấp hành Đảng bộ phường Phú Bình.     Căn cứ đặc điểm tình hình của nhà trường, trường mầm non Phú Bình xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030 cụ thể như sau:

          II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

  1. Đặc điểm tình hình kinh tế-xã hội địa phương:

Phường Phú Bình có diện tích 62,25ha, với dân số toàn Phường 0939      nhân khẩu, chia thành 05 tổ dân phố. Hiện nay, toàn Phường vẫn còn 28 hộ nghèo và 36 hộ cận nghèo. Có 02 trường học ( 01 Trường Mầm Non, 01 Trường Tiểu học ),có 01/02 trường đạt chuẩn quốc gia. Phường khá thấp lụt, dân cư nhiều thành phần kinh tế khác nhau, tập trung chủ yếu là thương mại và dịch vụ, buôn bán nhỏ, ăn uống, giải khát, lao động phổ thông, trình độ dân trí không đồng đều.

Trong những năm qua tình hình kinh tế - xã hội của Phường nhà có bước phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện; về hệ thống trường học trên địa bàn được quy hoạch tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho con em đến trường. Chất lượng giáo dục của các trường trên địa bàn ngày càng được nâng lên. Về khối giáo dục, phường Phú Bình có 02 trường: Trường Tiểu học Phú Bình; Trường Mầm non Phú Bình.

Trong những năm qua Đảng ủy và chính quyền địa phương phường Phú Bình rất quan tâm đến việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về công tác giáo dục trên địa bàn.

Mặc dù đời sống của người dân phường Phú Bình còn gặp nhiều khó khăn nhưng phần lớn các bậc cha mẹ học sinh rất quan tâm đến việc chăm sóc- giáo dục (CSGD) của con em mình và đã phối hợp tốt với nhà trường trong việc nâng cao chất lượng CSGD trẻ.

2.Tình hình nhà trường:

Trường Mầm non Phú Bình trước đây là trường mẫu giáo Phú Bình được thành lập từ năm 1991 theo quyết định số 16/QĐ- UBNDTP Huế ngày 17/9/1991 quyết định của của UBND TP Huế . Năm 2003 được Ủy Ban nhân dân Thành phố Huế ra quyết định số 3590/QĐ-UB ngày 29 tháng 8 năm 2003; chuyển đổi loại hình trường mẫu giáo sang trường mầm non.

Mới đầu được thành lập cơ sở vật chất (CSVC) của trường còn nghèo nàn, lạc hậu, phòng học chật hẹp không đảm bảo cho trẻ hoạt động, thiết bị dạy học đơn sơ, tỷ lệ giáo viên (GV) đạt chuẩn thấp, vì vậy nhà trường gặp rất nhiều khó khăn trong công tác dạy và học.

Năm 2018 được sự quan tâm của các cấp Lãnh đạo trường được xây mới khang trang với tổng diện tích 1.108 m2  với 09 phòng học , đầy đủ các phòng hiệu bộ và phòng chức năng, 01 bếp ăn theo đúng quy trình bếp 01 chiều. 100% các cháu được ăn bán trú tại trường.

Trong những năm qua, được sự chỉ đạo của phòng GD&ĐT thành phố Huế và các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, cùng với sự cố gắng của đội ngũ CBGVNV, trường Mầm non Phú Bình đã từng bước khẳng định được uy tín, chất lượng của nhà trường so với các trường mầm non trên thành phố. Trường luôn chú trọng để nâng cao chất lượng giáo dục cuả nhà trường và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Tỷ lệ huy động trẻ hàng năm đều đảm bảo theo kế hoạch. Trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì cuối năm học luôn giảm so với đầu năm. Các cháu được chăm sóc chu đáo, hàng năm, không có các dịch bệnh xảy ra trong nhà trường. Trẻ tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động do giáo viên hướng dẫn, trẻ có các nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân, ngoan ngoãn, lễ phép, mạnh dạn, tự tin và có những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi.

Kế hoạch chiến lược nhà trường giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của hội đồng trường và hoạt động của ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường Mầm non Phú Bình là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của chính phủ về đổi mới giáo dục mầm non. Đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay là đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng .

          2.1 Điểm mạnh

          a.Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên :

  Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng động, trẻ trung, nhiệt tình trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, có tinh thần tự học và luôn mong muốn nhà trường phát triển .

Về cơ cấu tổ chức: Năm học 2020 - 2021 trường có 32 CB-GV-NV trong đó:

+ CBQL: 02 người: 01 Hiệu trưởng, 01phó Hiệu trưởng.

+ Giáo viên: 20 người (17 biên chế; 03 HĐ)

+ Nhân viên: 10 người (01 biên chế, 8 hợp đồng; 01Bảo vệ hợp đồng theo NĐ 68)

- Trình độ đào tạo của giáo viên: Đạt chuẩn 18 người (90%); chưa đạt chuẩn: 02 người (10%), trên chuẩn 55%. Hiện nay có 02 giáo viên đang theo học đại học.        

          b. Về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ:

          100% trẻ ăn bán trú tại trường.

          Thực hiện nghiện nghiêm túc quy trình VSATTP theo quy định. Toàn trường tỷ lệ trẻ phát triển bình thường về cân nặng :  278cháu đạt 96,5%, chiều cao 286 đạt 99,3% , Tỷ lệ trẻ SDD thể nhẹ cân:  02 chiếm 0,7% , tỷ lệ trẻ SDD thể thấp còi 02 chiếm 2,7%, Tỷ lệ trẻ thừa cân : 06 Tỷ lệ 2,1%, béo phì : 02 chiếm 0,7%.

          Các hoạt động đều được  tổ chức dưới hình thức sinh động, hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi, trẻ chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập, trãi nghiệm, tham gia vào các trò chơi dân gian, hát làn điệu dân ca.

          100% các nhóm lớp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

          Thực hiện tốt nội dung dung chương trình giáo dục mầm non, tổ chức các hoạt động trãi nghiệm cho trẻ, giúp trẻ phát triển tốt về 4 lĩnh vực đối với nhà trẻ và 5 lĩnh vức đối với mẫu giáo. Trong năm học trẻ được đi tham quan, trãi nghiệm các làng nghề phổ biến , các địa danh lịch sử của địa phương, tham quan Tỉnh đội nhân ngày thành lập quân đội 22/12.

          c. Về cơ sở vật chất :

  - Trường mầm non Phú Bình có diện tích 1.108m2 gồm 09 phòng học; 1 phòng Hiệu trưởng, 1 phòng Hiệu Phó, 1 phòng y tế, 1 phòng kế toán – thủ quỹ; 01 bếp ăn; 01 phòng chức năng; 01 phòng bảo vệ.

* Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo:

Toàn trường có 09 phòng học/09 nhóm lớp được xây dựng kiên cố; các phòng học  luôn đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát. Thiết bị trong các phòng học cơ bản đảm bảo quy định.

Phòng học vừa là phòng sinh hoạt chung của trẻ dùng để sinh hoạt hằng ngày và dùng làm phòng ngủ; nền nhà các phòng được lát gạch men không trơn trượt đảm bảo an toàn và sạch sẽ cho trẻ, tường được ốp gạch men, trang trí tranh ảnh, cây, hoa phù hợp với độ tuổi, với chủ đề, sinh động, hấp dẫn. Nhà trường có phòng để tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tối thiểu hoạt động của trẻ.

Các phòng có hệ thống đèn điện đảm bảo đủ ánh sáng, hệ thống quạt được trang bị đầy đủ, có tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học phục vụ cho GV và trẻ, bố trí sắp xếp hợp lý đáp ứng được nhu cầu tối thiểu hoạt động CSNDGD trẻ.

* Khối phòng tổ chức ăn

Bếp ăn được cải tạo xây dựng theo quy trình vận hành một chiều, có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn. Thiết bị nhà bếp tương đối đầy đủ, vệ sinh và được sắp xếp ngăn nắp, thuận tiện khi sử dụng. được Ban vệ sinh phòng dịch Sở Y Tế đánh giá tốt.

* Các phòng khác:     

- Nhà trường có đủ các loại phòng gồm : 01 Văn phòng trường, 01 phòng hiệu trưởng, 01 phòng phó hiệu trưởng, 01 phòng hành chính quản trị, 01 phòng giáo dục  nghệ thuật – thể chất, 01 phòng y tế, 01 khu vệ sinh dành cho CBGVNV, 01 Phòng bảo vệ , 01 khu để xe  cho CBGVNV cơ bản đảm bảo cho công tác quản lý, theo quy định

- Các phòng được trang bị đủ các phương tiện làm việc, thường xuyên bảo dưỡng, trang bị mới đồ dùng, máy móc phục vụ cho công việc.

          2.2 Điểm yếu:

          a. Tổ chức quản lý của Ban Giám hiệu :

          Một số kế hoạch dài hạn và kế hoạch phối hợp đôi lúc xây dựng còn bị trùng lặp. Có đánh giá chất lượng chuyên môn và các hoạt động giáo dục của giáo viên nhưng chưa có những giải pháp cụ thể để định hướng giúp đỡ về mặt lâu dài cho đội ngũ.

          Ban giám hiệu mới được bổ nhiệm nên xử lý một số công việc đôi lúc chưa kịp thời.

          Trường còn thiếu : 01 phó hiệu trưởng.

          b. Đội ngũ giáo viên, nhân viên:

  - Một bộ phận giáo viên tuổi đời còn trẻ mới vào nghề nên khả năng sử lỹ tình huống còn hạn chế. Chưa có kinh nghiệm khi tổ chức các hoạt động cho trẻ.

- Việc thực hiện phương pháp đổi mới giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở một số giáo viên còn chưa linh hoạt, chưa có cố gắng trong chuyên môn. Giáo viên chưa linh hoạt khi xây dựng chương trình giáo dục nhà trường theo hướng phát triển. Một số lớp sắp xếp trang trí lớp chưa hấp dẫn với cháu.

 Giáo viên biên chế chưa đủ theo định biên, trường còn thiếu 03 giáo viên biên chế.

c. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ:

          Tỷ lệ thừa cân, béo phì của trường còn cao so với quy định.

- Giáo viên chưa làm tốt công tác tuyên truyền đến phụ huynh, nên phụ huynh vẫn còn cho trẻ ăn nhiều chất bột đường, nhiều dầu mở, ít vận động nên trẻ thừa cân béo phì khả năng phục hồi chậm.

- Vào những tháng mưa, rét, độ tuổi NT thường hay đau ốm, nên tỷ lệ chuyên cần chỉ đạt 80%.

          d. Về cơ sở vật chất:

          - Trường còn thiếu máy vi tính phục vụ công tác giảng dạy cho các lớp.

          - 02 nhóm lớp còn thiếu thiết bị đồ dùng đồ chơi, đồ chơi ngoài trời hư hỏng xuống cấp.

          3. Thời cơ :

  - Được sự quan tâm của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các đoàn thể địa phương.

- Nhà trường được cha mẹ học sinh và người dân tín nhiệm. Luôn quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện để nhà trường tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ một cách thuận tiện.

 - Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên được đào tạo đạt chuẩn 90% (18/20) có 02 GV đang theo học lớp Đại học sư phạm mầm non, hầu hết giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có năng lực chuyên môn luôn đổi mới trong công tác giảng dạy.

- Số lượng trẻ ở các lớp đảm bảo không vượt quá mức qui định theo điều lệ trường mầm non.

4. Thách thức:

- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng chăm sóc- giáo dục của cha mẹ trẻ, của xã hội trong thời kỳ hội nhập.

Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Phương pháp dạy học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của trẻ “ Lấy trẻ làm trung tâm”, nắm vững nguyên tắc đổi mới PPDH, nắm tình hình, khả năng của trẻ để xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế.

- Tăng cường mối quan hệ phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác chăm sóc- giáo dục trẻ.

- Trình độ CNTT, các yêu cầu về nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

          III. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC CỦA NHÀ TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2025

          1.Tầm nhìn

          Đến năm 2025 Trường mầm non Phú Bình phấn đấu là một ngôi trường thân thiện, chất lượng và hiệu quả có đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại. Nơi phụ huynh tin cậy để gởi con em mình, tạo dựng môi trường chăm sóc, giáo dục an toàn, lành mạnh, kỷ cương, giúp trẻ phát triển toàn diện, trẻ biết sáng tạo, có năng lực tư duy. Một chiếc nôi rèn luyện để giáo viên cống hiến và học sinh luôn có những kỷ năng cơ bản phục vụ cuộc sống.

          2.Sứ mạng

          Xây dựng một đơn vị có tính kỷ luật lao động cao, biết thương yêu hỗ trợ nhau, biết được nhiệm vụ của mỗi cá nhân để tư duy, sáng tạo, làm việc có hiệu quả, trung thực, khách quan trong việc thực thi nhiệm vụ.

          Tạo được môi trường học tập thân thiện, có phòng học thoáng mát, rộng rãi, có nhiều đồ dùng, đồ chơi để mỗi học sinh đều có cơ hội trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy, phát triển tính tích cực chủ động, sáng tạo, phát triển hết tài năng của mình.

          3. Giá trị:

          Kiên nhẫn, tôn trọng, tìm tòi học hỏi, tận tụy, chính trực, quan tâm, chân thật.

          Bên cạnh đó cần chú trọng đến:

          Tính đoàn kết, tinh thần trách nhiệm.

          Lòng nhân ái, tính trung thực

          Sự hợp tác, mãi phấn đấu, hướng đến tương lai.

          Tính sáng tạo, khát vọng vươn lên

          Lòng tự trọng, vững lòng tin, tình thương và trách nhiệm.

          4. Mục tiêu chiến lược

          4.1 Mục tiêu chung

Phát huy những thành tích đã đạt được, nhà trường tiếp tục phát triển theo tinh thần “Đổi mới căn bản và giáo dục toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hoá” nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục toàn diện; trang bị kiến thức cơ bản và hình thành cho các cháu những kĩ năng sống cần thiết đáp ứng yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực trong giai đoạn mới năng động, sáng tạo, khả năng làm việc độc lập, biết hợp tác, chia sẻ và có tinh thần trách nhiệm; làm tốt công tác phổ cập trẻ từ 0-5 tuổi, góp phần thực hiện phổ cập cho các bậc học tiếp theo; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; xây dựng trường lớp luôn thân thiện, an toàn, xanh, sạch, đẹp; giữ vững danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến, Chi bộ trong sạch vững mạnh, Công đoàn cơ sở vững mạnh. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả GD&ĐT; đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân; phát huy khả năng, sáng tạo trong dạy học; xây dựng xã hội học tập; đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng; hội nhập quốc tế, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng và giữ vững phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi .

          4.2 Mục tiêu cụ thể :

          a. Quy mô phát triển số lượng

Tỉ lệ huy động trẻ: trẻ nhà trẻ đạt 43% ; trẻ  mẫu giáo đạt trên 90%  trong đó trẻ 5 tuổi đạt trên 99%.

 * Cụ thể:

Năm học

2020-2021

Năm học

2021-2022

Năm học

2022-2023

Năm học

2023-2024

Năm học

2024-2025

Số lớp

Số trẻ

Số lớp

Số trẻ

Số lớp

Số trẻ

Số lớp

Số trẻ

Số lớp

Số trẻ

09

270

09

270

09

270

09

270

09

270

          b. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục

*Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng

Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15/4/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.

Quản lý chất lượng bữa ăn, huy động các nguồn lực để nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho trẻ. Xây dựng chế độ ăn cân đối, đa dạng, hợp lý, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị theo quy định.

Kiểm soát chặt chẽ nguồn thực phẩm và thực hiện nghiêm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong bếp ăn bán trú. Đảm bảo thực hiện nguyên tắc thu chi tiền ăn của trẻ hàng ngày, tuần, tháng, năm.

100% trẻ được theo dõi biểu đồ, kiểm tra sức khỏe vào đầu năm học.

100% trẻ được ăn bán trú tại trường.

Giảm tỷ lệ trẻ SDD nhẹ cân, suy dinh dưỡng thấp còi xuống dưới 2%, và tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì dưới 6%.

* Công tác giáo dục

Đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non. Tập trung các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN. Thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo Chương trình GDMN phù hợp với trẻ và điều kiện thực tế của địa phương.

    Giáo viên biết vận dụng đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm, lồng ghép các nội dung phù hợp trong nhiều hoạt động, tổ chức trò chơi, tạo điều kiện cho trẻ phát huy tính tích cực, năng động sáng tạo của trẻ. 100% Giáo viên biết ứng dụng CNTT trong việc soạn giảng, tổ chức dạy đúng, đủ chương trình, thời gian biểu theo quy định của Bộ GD-ĐT. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.

 Nhà trường luôn phối hợp với Công đoàn tổ chức tốt các ngày hội, ngày lễ cho cô và các cháu như: Ngày hội bé đến trường, Tết trung thu, Liên hoan văn nghệ Mừng Đảng Mừng Xuân, ngày 8-3...thu hút sự tham gia của cha mẹ học sinh.

Tiếp tục thực hiện chuyên đề “Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non”.

Triển khai thực hiện chuyên đề: Xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm

- 100% nhóm lớp thực hiện đúng chương trình.

- 90 - 95% trẻ nắm được các kỹ năng thông qua các HĐ theo từng chủ đề.

- 90 - 98% trẻ đạt các chỉ số mục tiêu cuối độ tuổi.

Trong đó:

+ Nhà trẻ: Đạt 78 - 80% chỉ số cuối độ tuổi

+ Mẫu giáo: Đạt 90 - 98% chỉ số mục tiêu cuối độ tuổi

+ Trẻ 5 tuổi: 100% trẻ đạt các chỉ số mục tiêu cuối độ tuổi

          c. Chất lượng đội ngũ

          100% CBQL-GV-NV có trình độ chuyên môn trên chuẩn, có trình độ ngoại ngữ, tin học chứng chỉ B; có trình độ lý luận chính trị sơ cấp trở lên (CBQL đạt trung cấp trở lên)

          40% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, trong đó có 20% đạt giáo viên dạy giỏi cấp thành phố

   100% Cán bộ quản lý hằng năm xếp loại Khá, tốt về đánh gía chuẩn HT, PHT

   20% GV được xếp mức tốt theo chuẩn NNGVMN.

  Có từ  80-00% CBGV, NV đạt  danh hiệu lao động tiên tiến.

   Có từ 2-3CBGV đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở.

   100% CBGVNV biết sử dụng thành tạo máy tính và biết ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học.

  Phát triển đảng viên trong nhiệm kỳ từ 1-2 đảng viên. 100% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

    d. Cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học, môi trường

    Làm tốt công tác tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền, hội cha mẹ học sinh huy động các nguồn lực nhằm tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

    Tăng cường các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại, bổ sung đầy đủ bộ thiết bị cho các nhóm lớp.

    Xây dựng môi trường, cảnh quan sư phạm đảm bảo các tiêu chí  “An toàn, lành mạnh, thân thiên” và“Xanh - Sạch - Đẹp”.

    e. Công tác xã hội hóa giáo dục

    Ban giám hiệu nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện công tác xã hội hóa, tích cực thực hiện công tác tham mưu. Thường xuyên tuyên truyền và phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trong các hoạt động;

    Huy động nội lực của nhà trường, đoàn thể địa phương và huy động các doanh nghiệp trên địa bàn hỗ trợ điều kiện, cơ sở vật chất.

    f. Trường chuẩn quốc gia và Kiểm định chất lượng giáo dục

    Xây dựng và thực hiện kế hoạch tự đánh giá theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày  22/8/2018 về việc quy định về KĐCLGD và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non .

    Thực hiện tốt kế hoạch cải tiến chất lượng nhà trường đề ra sau khi được kiểm tra đánh giá ngoài.

   IV. GIẢI PHÁP CỤ THỂ

    1.Thể chế và chính sách

  -  Xây dựng cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ.

- Xây dựng cơ chế chính sách theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác với bên ngoài.

- Thể chế hóa hệ thống văn bản quản lý và ban hành một số quy chế, quy định mang tính đặc thù của đơn vị đảm bảo sự nhất quán theo tinh thần chỉ đạo của Ngành.

2. Tổ chức bộ máy:

- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí lao động hợp lý, phát huy hiệu quả phù hợp với yêu cầu chăm sóc- giáo dục.

- Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ chuyên môn trong trường.

- Nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn cho các giáo viên đảm trách vai trò chủ chốt trong bộ máy tổ chức nhà trường.

          3. Bồi dưỡng đội ngũ

          Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên bằng nhiều biện pháp : tạo điều kiện cho GV tham gia học nâng cao trình độ chuyên môn để đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, dự chuyên đề cụm, dự giờ đồng nghiệp, tổ chức và tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, đăng ký tiết dạy tốt, học tốt…..

  - Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu của công việc.

- Định kỳ đánh giá chất lượng hoạt động của cán bộ giáo viên thông qua các tiêu chí về hiệu quả, đóng góp cụ thể của cán bộ giáo viên đối với sự phát triển của Nhà trường. Trên cơ sở đó sẽ đề bạt, khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ giáo viên có thành tích xuất sắc.

- Đầu tư phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên nòng cốt, cán bộ, giáo viên trẻ, trách nhiệm, năng lực... bố trí vào các vị trí chủ chốt của nhà trường.

- Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ  giáo viên, nhân viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với nhà trường.

- Dự giờ, kiểm tra chuyên môn đảm bảo đánh giá, phản ảnh đúng năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, việc thực hiện quy chế chuyên môn của từng GV. Tổ chức theo dõi, đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp GVMN đúng quy trình, có đủ cơ sở đánh giá đúng thực chất.

- Tổ chức theo dõi, kiểm tra, tư vấn, hỗ trợ thường xuyên thông qua các hình thức dự giờ, kiểm tra chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn,... Tổ chức chuyên đề, hội thảo chia sẻ, học tập thực hiện đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học, phương pháp đánh giá trẻ, đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện theo yêu cầu.

- Phân công lãnh đạo thường xuyên tham dự sinh hoạt tổ chuyên môn để nắm bắt tình hình hoạt động và có ý kiến chỉ đạo kịp thời nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, giúp tổ chuyên môn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm, tuyên dương, khen thưởng kịp thời.

- Tăng cường trật tự kỉ cương, xây dựng và củng cố nề nếp, thực hiện tốt quy chế dân chủ, bố trí sử dụng hợp lí đội ngũ, kịp thời giải quyết khiếu nại tố cáo, tránh để vượt cấp, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế họach dạy học, thực hiện quy chế chuyên môn, đánh giá trẻ, tránh chạy theo bệnh thành tích.

          4.Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

          Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện. Đổi mới phương pháp dạy học “ lấy trẻ làm trung tâm” “ Trẻ chơi mà học, học bằng chơi”, đánh giá trẻ theo đúng quy định làm căn cứ rà soát, điều chỉnh kế hoạch, phát triển chương trình giáo dục phù hợp với từng độ tuổi.

          Tăng cường các hoạt động tập thể, hoạt động giao lưu, trãi nghiệm, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, phát huy tính tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, ham thích học tập, yêu quý cô giáo, ham thích đến trường….. nâng cao kỹ năng sống cho trẻ và văn hóa nghề nghiệp đối với giáo viên.

          Sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi, môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học, tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm giúp trẻ được tham gia và tích lũy kinh nghiệm một cách nhẹ nhàng và hiệu quả.

          Bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên kiến thức và kỹ năng tuyên truyền, phối hợp với các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.

          5.Cơ sở vật chất, tăng cương trang thiết bị dạy học, môi trường

- Từng bước bổ sung hoàn thiện dần ĐDĐC, TTBDH đảm bảo các danh mục tối thiểu theo qui định của từng độ tuổi phục vụ các hoạt động CSGD trẻ trong nhà trường.

- Xây dựng cảnh quan trường, lớp xanh- sạch- đẹp, tạo môi trường giáo dục thân thiện trong trường mầm non; đảm bảo CSVC, TTBDH tối thiểu theo yêu cầu chuẩn của trường chuẩn quốc gia; bổ sung đồ chơi ngoài trời, khám phá trải nghiệm ngoài trời…đảm bảo môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

- Phát động phong trào sưu tầm, làm ĐDĐC tự tạo từ nguyên vật liệu phế thải trong đội ngũ GV; bảo quản và khai thác các phương tiện, ĐDĐC- TTBDH hiện có đưa vào sử dụng có hiệu quả.

- Phát huy mạnh mẽ vai trò của Ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm chăm lo, hỗ trợ vật liệu tái sử dụng để làm ĐDĐC học tập cho trẻ hoạt động, tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch- đẹp trong trường mầm non.

- Nhà trường chủ động trong việc sử dụng trang thiết bị các phương tiện dạy học, hiệu quả, tránh lãng phí và sử dụng không đúng mục đích. Hàng năm, có kế hoạch duy tu bảo dưỡng CSVC chống xuống cấp; Tăng cường làm đồ dùng dạy học, có chế độ khuyến khích, hỗ trợ GV có thành tích trong lĩnh vực này.

- Huy động các nguồn lực xã hội thực hiện xã hội hóa đầu tư CSVC, TTBDH phục vụ dạy và học.

    6. Công tác tài chính

    Xây dựng kế hoạch phương án tài chính, dự toán ngân sách cần chi trong các hoạt động của trường hợp lý.

    Nghiêm chỉnh chấp hành định mức quy định của Nhà nước. Huy động và sử dụng các nguồn vốn phải đảm bảo minh bạch và công khai.

  Tổ chức thực hiện nghiêm túc các qui định về quản lý tài chính, qui chế dân chủ trong nhà trường, về công khai các khoản thu theo quyết định của các cấp có thẩm quyền, nội dung, hình thức công khai theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

          Ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân;

          7. Tiếp tục đổi mới công tác quản lý, tăng cường ƯDCNTT trong công tác dạy học và quản lý.

      Tăng cường công tác quản lí giáo dục trong trường học; chú trọng việc kiểm tra định kì các giáo viên trong trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học.

Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục theo hướng phân cấp, phân quyền, tự chủ gắn với cơ chế giám sát và trách nhiệm giải trình; đổi mới công tác sinh hoạt chuyên môn, giảm thiểu hồ sơ sổ sách đới với giáo viên.

    Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định về tổ chức và hoạt động của nhà trường tại Điều lệ trường mầm non; tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trong trường học.

    Tham mưu với UBND phường về việc quản lý, kiểm tra, cấp phép hoạt động đối với các nhóm, lớp độc lập đủ điều kiện và kiên quyết đóng cửa những cơ sở không đủ điều kiện để hoạt động.

          Triển khai rộng rãi việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, chăm sóc ,giáo dục trẻ . Động viên khích lệ CBGVNV tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, sử dụng hiệu quả, có chất lượng về CNTT.

          Thực hiện tốt việc tính phần mềm dinh dưỡng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, đảm bảo các định lượng theo chương trình giáo dục mầm non.

          Khai thác các thông tin trên mạng. Dạy trẻ sử dụng máy tính thông qua hệ thống phần mềm kidsmart, happikid, đao tải các nội dung giáo dục trên mạng Internet đưa vào các hoạt động nhằm giúp trẻ “ Học bằng chơi, chơi mà học”.

          8.Công tác xã hội hóa giáo dục

     Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về xã hội hóa giáo dục trong cộng đồng. Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục phát triển nhanh hơn, có chất lượng cao hơn.

          9.Chương trình truyền thông, phát triển và quảng bá thương hiệu

          Triển khai có hiệu quả Websise nhà trường, cung cấp các thông tin về hoạt động giáo dục thông qua trang facebook của trường, zalo của các nhóm lớp nhằm quảng bá hình ảnh về hoạt động của trường trên trang thông tin .

          Khuyến khích giáo viên tích cực tham gia vào các sự kiện , các hoạt động của cộng đồng và của ngành.

          Xây dựng thương hiệu và sự tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường.

          Đẩy mạnh tuyên truyền, phát huy truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.

          V.TỔ CHỨC THỰC HIỆN

          1. Phổ biến kế hoạch

- Báo cáo, công khai kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường với Phòng GD&ĐT, chính quyền địa phương,  cha mẹ học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

- Phổ biến, triển khai chiến lược phát triển nhà trường rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên.

- Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.

          2.Lộ trình, kinh phí thực hiện kế hoạch chiến lược

- Năm học 2020- 2021:

+ Triển khai kế hoạch chiến lược đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và báo cáo lên các cơ quan quản lý xin ý kiến chỉ đạo;

          + Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thu thập ý kiến đóng góp, bổ sung cho kế hoạch;

          +Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung:
          + Cơ sở vật chất: 

Tích cực tham mưu với UBND Thành phố và chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị cho hai nhóm lớp và thiết bị đồ chơi ngoài trời.

+ Nâng cao trình độ đào tạo: 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn; 80% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn .

 Cán bộ quản lý đạt trình độ Đại học: 100%. Trình độ lý luận chính trị: 100% cán bộ quản lý.

+ Công tác huy động trẻ 5 tuổi: Phấn đấu duy trì và huy động đạt chỉ tiêu 100% trẻ 5 tuổi ra lớp và hoàn thành CTGDMNTNT. Trẻ từ 3-5 tuổi đạt từ 95% trở lên, nhà trẻ 45%.

+ Chi bộ Đảng và đoàn thể: Phấn đấu kết nạp 01-02 Đảng viên/năm. Công đoàn hàng năm phấn đấu đạt công đoàn vững mạnh, Chi đoàn thanh niên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

- Năm học 2021- 2022:

Tích cực tham mưu với UBND Thành phố và chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị cho hai nhóm lớp và thiết bị đồ chơi ngoài trời.

+ Nâng cao trình độ đào tạo: 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn; 85% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn .

+ Công tác huy động trẻ 5 tuổi: Phấn đấu duy trì và huy động đạt chỉ tiêu 100% trẻ 5 tuổi ra lớp và hoàn thành CTGDMNTNT. Trẻ từ 3-5 tuổi đạt từ 90% trở lên, nhà trẻ 43%.

+ Chi bộ Đảng và đoàn thể: Phấn đấu kết nạp 01-02 Đảng viên/năm. Công đoàn hàng năm phấn đấu đạt công đoàn vững mạnh, Chi đoàn thanh niên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

- Năm học 2022- 2023; 2023-2024;2024-2025

+ Sửa chữa: Hệ thống đèn, điện chiếu sáng và hệ thống cấp, thoát nước toàn trường. Xây dựng thêm khu vui chơi cho trẻ vận động khám phá trải nghiệm.
         + Nâng cao trình độ đào tạo: 100% Giáo viên đạt trình độ chuẩn; 74% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn; 74% giáo viên được xếp loại Khá chuẩn nghề nghiệp GVMN trở lên, 26% giáo viên được xếp loại tốt chuẩn nghề nghiệp GVMN trở lên.

+100% CBQL được đánh giá xếp loại đạt từ Khá trở lên; 100% CBGVNV được đánh giá xếp loại viên chức cuối năm từ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

+ Công tác huy động trẻ 5 tuổi: Phấn đấu duy trì và huy động đạt chỉ tiêu 100% trẻ 5 tuổi ra lớp và hoàn thành CTGDMNTNT. Huy động trẻ từ 3-5 tuổi đạt từ 90% trở lên. Nhà trẻ đạt 43%

+ Chi bộ Đảng và đoàn thể: Phấn đấu kết nạp 02 Đảng viên/năm. Công đoàn và Chi đoàn thanh niên giời thiệu 2 đoàn viên ưu tú cho Đảng.

+ Thi đua: Chính quyền: Tập thể lao động xuất sắc. LĐTT đạt 100% Trong đó: có 20% đạt CSTĐCS.

+ Chi bộ: Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. 100% Đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Hàng năm có 02 Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

+ Công đoàn - Chi đoàn: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

- Năm học 2023- 2024; 2024-2025

Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung:

+ Sửa chữa trang bị thêm một số đồ chơi ngoài trời  và thay thế một thiết bị hư hỏng  của các lớp.

+ Nâng cao trình độ đào tạo: 100% Giáo viên đạt trình độ chuẩn; 85% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn; 90% giáo viên được xếp loại Khá chuẩn nghề nghiệp GVMN trở lên, 20% giáo viên được xếp loại tốt chuẩn nghề nghiệp GVMN trở lên.

+ 100% CBQL được đánh giá xếp loại đạt từ Khá trở lên; 100% CBGVNV được đánh giá xếp loại viên chức cuối năm từ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

+ Công tác huy động trẻ 5 tuổi: Phấn đấu duy trì và huy động đạt chỉ tiêu 100% trẻ 5 tuổi ra lớp và hoàn thành CTGDMNTNT. Huy động trẻ từ 3-5 tuổi đạt từ 90% trở lên. Nhà trẻ đạt 43%

+ Chi bộ Đảng và đoàn thể: Phấn đấu kết nạp 02 Đảng viên/năm. Công đoàn và Chi đoàn thanh niên giờ thiệu 2 đoàn viên ưu tú cho Đảng.

+ Thi đua: Chính quyền: Tập thể lao động xuất sắc. 100% CBGVNV đạt LĐTT. Trong đó: 20% đạt CSTĐCS.

+ Chi bộ: Hoàn thành tốt nhiệm vụ. 100% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Hàng năm có 02 Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

+ Công đoàn - Chi đoàn: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

* Tầm nhìn đến năm 2030:

- Đạt thương hiệu trường trọng điểm chất lượng cao của thành phố.

- Cơ sở vật chất: Tiếp tục mua sắm bổ sung trang thiết bị theo thông tư 02/BGD-ĐT bổ sung cho các lớp.

          * Nâng cao trình độ đào tạo:

          + Trên chuẩn: CBQL: 100%; GV: 100%;

          3.Trách nhiệm của các bộ phận có liên quan

          3.1 Đối với Hiệu trưởng

          Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập ban kiểm tra và dánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Cụ thể :

          Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch phát triển chung cho toàn trường.

          Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hàng năm của toàn trường và thực hiện kế hoạch phát triển theo từng giai đoạn.

          3.2 Phó Hiệu trưởng

          Thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của Phó Hiệu trưởng được phân công, giúp hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết qura thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện kế hoạch tốt hơn.

          Thay mặt hiệu trưởng điều hành các hoạt động của trường khi được hiệu trưởng ủy quyền.

          Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học.

          3.3 Đối với Hội đồng trường

          Quyết định về phương hướng chiến lược hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, đảm báo thực hiện mục tiêu giáo dục.

          3.4 Đối với tổ chuyên môn và tổ văn phòng

          Căn cứ chiến lược phát triển, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác của tổ.

          Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện  kế hoạch tốt hơn.

          Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ theo tuần, tháng, năm. Giúp Hiệu trưởng quản lý tài chính, tài sản, lưu giữ hồ sơ của nhà trường.

          3.5 Đối với cán bộ giáo viên nhân viên

          Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

          3.6 Đối với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường

          Xây dựng kế hoạch thực hiện của đoàn thể mình trong việc tham gia thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.

          Tuyên truyền vận độngcác thành viên của đoàn thể, tổ chức mình thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, góp ý với nhà trường để điều chỉnh , bổ sung các giải pháp phù hợp nhắm thực hiện tốt kế hoạch phát triển nhà trường.

          3.7 Đối với Hội cha mẹ học sinh

          Tăng cường giáo dục gia đình, phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong việc giáo dục con em.

          Hỗ trợ tài chính, nhân lực, vật lực cùng với nhà trường tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh , các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm góp phần thực hiện mục tiêu của kế hoạch chiến lược.

          Tăng cường giáo dục gia đình, vận động phụ huynh học sinh quan tâm đúng mức đối với con em, tránh “ khoán trắng” cho nhà trường.

          VI. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT

          1.Đối với Phòng GD&ĐT

          Phê duyệt kế hoạch chiến lược và tạo điều kiện để nhà trường thực hiện tốt các nội dung theo đúng kế hoạch hoạt động nhà trường, phù hợp với chiến lược phát triển. Hàng năm Phòng GD&ĐT quan tâm và chỉ đạo giúp đỡ nhà trường trong việc thực hiện chuyên môn, điều động bố trí giáo viên, nhân viên hợp lý đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.

          2. Đối với chính quyền địa phương

          Quan tâm chỉ đạo công tác xã hội hóa tại địa phương, thông tin, tuyên truyền để thu hút sự quan tâm của mọi người dân, toàn xã hội trong việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, chất lượng cho con em địa phương.

          Trên đây là kế hoạch chiến lược phát triển trường mầm non Phú Bình giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030. Kế hoạch chiến lược này nhằm định hướng cho quá trình xây dựng và phát triển nhà trường trong thời gian 5 năm đến 10 năm tới; giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng năm. Kế hoạch chiến lược cũng thể hiện sự quyết tâm của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường trong việc xây dựng nhà trường luôn xứng đáng với niềm tin của nhân dân. Rất mong các cấp lãnh đaọ quan tâm chỉ đạo để kế hoạch thực hiện có hiệu quả .

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT (để b/c);

- UBND phường ;

- BGH, các tổ chuyên môn;

- Lưu VT.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Trần Thị Sơn Hà

Xác nhận của UBND Phường

                                                                           

Duyệt của Phòng GD&ĐT